Hoạt động thực hành và bài đánh giá
Bạn không thể đến thư viện để học bơi. Bạn phải xuống dưới nước và thực hành. Tương tự như vậy, học viên cần có cơ hội để thực hành những gì bạn đang dạy họ và để đánh giá kỹ năng của họ. Việc mang lại cơ hội để học viên thực hành thông qua các hoạt động và để đánh giá kiến thức đã học thông qua bài đánh giá sẽ giúp mang lại trải nghiệm học tập tuyệt vời.
- Hoạt động thực hành là trải nghiệm có hướng dẫn mà học viên có thể vận dụng kiến thức đã học. Hoạt động thực hành phải phù hợp với tài liệu khóa học và thực tế, phản ánh trải nghiệm và ứng dụng kiến thức khóa học vào thực tế.
- Bài đánh giá là cách để học viên chứng tỏ rằng họ đã đạt được các mục tiêu học tập của khóa học. Bài đánh giá là công cụ hữu ích để kiểm tra tiến độ học tập, đồng thời thấy được những khái niệm trong khóa học mà họ nên tập trung tìm hiểu thêm.
Mặc dù hoạt động thực hành và bài đánh giá không phải là yếu tố bắt buộc đối với khóa học trên Udemy, nhưng việc thêm vào sẽ cải thiện chất lượng khóa học của bạn và thường khiến học viên hài lòng hơn cũng như nhận được đánh giá khóa học cao hơn. Bạn nên kết hợp hoạt động thực hành và bài đánh giá trong khóa học.
Lập kế hoạch cho hoạt động thực hành
Vì đây là một phương pháp hay nhất nên chúng tôi khuyến khích bạn thêm ít nhất một hoạt động thực hành cho mỗi phần. Hãy thêm hoạt động vào khóa học của bạn ở những thời điểm mà hoạt động này có ý nghĩa nhất trong bối cảnh của chủ đề mà bạn đang giảng dạy. Bạn không cần gộp các hoạt động ở cuối mỗi phần. Thêm tiêu đề rõ ràng cho hoạt động thực hành để học viên có thể dễ dàng tìm ra. Đặt tên cho hoạt động một cách nhất quán trong suốt khóa học để đặt kỳ vọng cho học viên.
Hướng dẫn chung về cách tạo hoạt động thực hành
- Hướng dẫn: Cung cấp chỉ dẫn rõ ràng cho học viên. Bạn có thể thêm chỉ dẫn dưới cả dạng văn bản và video. Mô tả nội dung và giá trị của hoạt động, những việc học viên cần làm, kết quả mong đợi đạt được và liệt kê tài liệu cần thiết để hoàn thành hoạt động.
- Thời gian: Cho học viên biết thời lượng ước tính để hoàn thành hoạt động này. Hãy thử tự thực hiện hoạt động và tính đến việc học viên có thể cần thời gian gấp 2 – 3 lần so với bạn.
- Ví dụ: Cung cấp ví dụ. Nếu bạn cung cấp giải pháp mẫu, học viên có thể đánh giá phần việc họ đã làm bằng cách đối chiếu với (các) ví dụ.
- Tài liệu: Giúp học viên dễ dàng hoàn thành hoạt động bằng cách cung cấp cho họ một nơi để làm việc. Đó có thể là một mẫu, phiếu bài tập hoặc môi trường thực tập.
- Phản hồi: Đảm bảo học viên nhận được ý kiến phản hồi. Khuyến khích phản hồi mang tính xây dựng cộng đồng và khích lệ học viên trao đổi ý kiến phản hồi với nhau. Cung cấp cho học viên bảng rà soát liệt kê các tiêu chí về bài làm chất lượng cao. Điều này sẽ thúc đẩy học viên phản hồi nhiều hơn cho nhau và phản hồi hướng đến mục tiêu chính xác hơn.
Các loại hoạt động thực hành mà bạn có thể tạo
Hoạt động thực hành có thể là việc bạn yêu cầu học viên tự làm, hoặc bạn có thể sử dụng các công cụ mà chúng tôi cung cấp:
- Bài tập
- Bài tập coding
- Tài nguyên có thể tải xuống
Dưới đây là một số phương pháp hay nhất theo loại hoạt động:
Bài tập
Bài tập là hoạt động tạo cơ hội để học viên đánh giá bài làm của họ bằng cách đối chiếu câu trả lời mà họ đưa ra cho câu hỏi với đáp án của bạn. Đây là một cách tuyệt vời để đặt câu hỏi về các nghiên cứu điển hình, yêu cầu học viên trả lời theo tình huống, hoặc tìm và sửa lỗi.Tìm hiểu thêm về cách tạo bài tập.
Bài tập coding
Bài tập coding là hoạt động tương tác mà bạn có thể thêm vào các khóa học lập trình, được tích hợp sẵn trên Udemy để học viên có thể có được trải nghiệm coding thực tế. Học viên nhập code trực tiếp trên trang web và chạy chức năng này mà không cần phải chuyển đổi chương trình hay màn hình. Các bài tập này cũng cung cấp gợi ý cho học viên khi họ mắc lỗi để họ có thể sửa lỗi và tiếp tục coding.Tìm hiểu thêm về bài tập coding cho từng ngôn ngữ cụ thể.
Tài nguyên có thể tải xuống
Thêm tài nguyên có thể tải xuống và đường liên kết đến bài giảng là một cách tuyệt vời để chia sẻ hoạt động thực hành dưới dạng phiếu bài tập, mẫu, môi trường demo và tài liệu tham khảo.Tìm hiểu thêm về cách thêm tài nguyên vào bài giảng.
Nguyên tắc chung về tạo bài đánh giá
Có hai loại đánh giá là: quá trình và tổng kết.
- Đánh giá quá trình diễn ra trong khi học viên tham gia khóa học. Học viên có thể sử dụng bài đánh giá này để đánh giá mức độ hiểu biết của họ về các chủ đề của khóa học và xem lại bài giảng trước đó nếu cần. Câu hỏi trắc nghiệm ở cuối bài giảng là ví dụ về đánh giá quá trình.
- Đánh giá tổng kết diễn ra khi khóa học kết thúc để đánh giá xem học viên có đạt được mục tiêu học tập hay không. Bài kiểm tra thực hành ở cuối khóa học là ví dụ về đánh giá tổng kết.
Khi lập kế hoạch cho khóa học, hãy nghĩ về các khái niệm và thời điểm quan trọng trong khóa học mà bạn nên để học viên kiểm tra kiến thức của họ thông qua đánh giá quá trình, cũng như đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu học tập thông qua đánh giá tổng kết.
Các loại đánh giá mà bạn có thể tạo
Dưới đây là một số loại đánh giá mà bạn có thể xây dựng trong khóa học:
- Trắc nghiệm
- Bài kiểm tra thực hành
- Dự án tốt nghiệp
Dưới đây là một số phương pháp hay nhất theo loại đánh giá:
Trắc nghiệm
Trắc nghiệm là dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn và phù hợp nhất với khóa học có nội dung dựa trên dữ kiện thực tế. Trắc nghiệm là một cách tuyệt vời để kiểm tra nhanh xem học viên có hiểu những gì bạn đang dạy hay không, hoặc để giúp họ ghi nhớ kiến thức. Bạn có thể thêm danh sách ngắn gồm nhiều câu hỏi vào giữa các bài giảng để củng cố kiến thức đã học và cải thiện khả năng ghi nhớ. Tìm hiểu thêm về cách tạo câu hỏi trắc nghiệm.
Bài kiểm tra thực hành
Bài kiểm tra thực hành dài hơn và khó hơn trắc nghiệm. Dạng bài này sẽ được tính giờ và chấm điểm sau khi học viên hoàn thành Bài kiểm tra thực hành sẽ hữu ích nếu mục đích của khóa học là giúp học viên ôn luyện cho kỳ thi cuối. Vì vậy, bạn nên làm cho bài kiểm tra thực hành giống như một bài thi thật. Hãy sử dụng các loại câu hỏi, thời gian làm bài và yêu cầu tương tự như bài thi thật mà học viên đang ôn luyện (chẳng hạn như bài thi SAT, GMAT hoặc thi lấy chứng chỉ).
Lưu ý: Bạn cũng có thể tạo khóa học chỉ có bài kiểm tra thực hành. Kiểu khóa học như vậy phải có ít nhất 2 bài kiểm tra. Tìm hiểu thêm về cách tạo bài kiểm tra thực hành.
Dự án tốt nghiệp
Dự án tốt nghiệp là dự án mà học viên xây dựng sau khi kết thúc khóa học bằng cách sử dụng kiến thức và kỹ năng mà họ đã tiếp thu để tạo ra thứ gì đó, chẳng hạn như ứng dụng web hoặc bản trình bày. Bạn có thể hướng dẫn học viên thực hiện quá trình xây dựng dự án tốt nghiệp trong suốt khóa học, hoặc thúc đẩy hay hướng dẫn họ tự xây dựng dự án này sau khi khóa học kết thúc. Bạn nên tìm cách làm cho dự án tốt nghiệp giống như trải nghiệm thực sự, thể hiện được loại công việc mà học viên có thể làm trong tình huống ngoài đời thực. Hãy khuyến khích học viên chia sẻ dự án tốt nghiệp của họ trong danh mục dự án online để học viên khác xem được thành quả của họ, đồng thời bạn có thể đưa ra ý kiến phản hồi.